Mảnh đất thủ đô cố kính nghìn năm từ lâu đã nổi tiếng với nét văn hóa thuần Việt cùng với những làng nghề truyền thống vang bóng một thời. Trong đó phải kể đến Nam Đại Yên – làng thuốc nức tiếng trong “Thập Tam Trại” và là điểm du lịch Hà Nội thu hút lượng lớn khách tham quan hàng năm. Nếu ghé qua Hà Nội đừng quên dừng chân tại làng Nam Đại Yên nhỏ bé bình yên với những mảnh vườn cây dược nối tiếp, những thầy thuốc dân gian cần mẫn chăm chỉ cùng hình ảnh làng quê đẹp thanh bình hiếm có giữa lòng thành phố phồn hoa này, taxi nội bài hân hạnh làm cầu nối giúp bạn tới đây nhanh nhất, thuận tiện nhất với giá cả hợp lí.
Làng Đại Yên (phường Ngọc Hà – Hà Nội) xưa từng được biết đến như một vựa trồng thuốc nam lớn nhất chốn kinh kỳ. Nghề trồng thuốc nam phổ biến đến mức, ở đâu có chợ thì ở đó có người Đại Yên bán thuốc. Bất giác giật mình khi nghe các vị cao niên trong làng "khoe” vựa thuốc đến nay cũng ngót cả ngàn tuổi.
Nằm yên bình trong con ngõ 173 đường Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội, làng Nam Đại Yên từ ngàn năm nay đã được biết đến với nghề truyền thống trồng cây thuốc Nam và là vựa thuốc cung cấp cho Viện Y Học Cổ Truyền, Đại học Dược Hà Nội, các chợ Cửa Nam, Đồng Xuân, phố Thuốc Bắc và vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Về lịch sử hình thành nên Nam Đại Yên, sử làng có ghi, vào thời nhà Lý thế kỉ XI, một cô gái tên là Trần Ngọc Tường mới 9 tuổi, rất giỏi chữa bệnh bằng các loại lá cây. Quân lính của Lý Thường Kiệt qua đây bị mắc bệnh đều được cô chữa giúp. Nhờ đó, quân ta đã đánh thắng giặc. Ngọc Tường được nhà vua triệu vào cung và phong làm Ngọc Hoa công chúa, nhưng vì nhớ mẹ nên cô đã quay trở lại làng Đại Bi (Đại Yên ngày nay) và truyền nghề thuốc cho dân. Qua năm tháng làng nhỏ phát triển trở thành Nam Đại Yên danh nổi như cồn trong 13 trại cổ Thăng Long.
Là một ngôi làng nhỏ với những đoạn đường hẹp, không gian Nam Đại Yên tràn ngập cảnh sắc thanh bình và thoang thoảng mùi thuốc nam thơm thơm cay cay vương vấn xung quanh, xa xa là những vườn thuốc san sát kề nhau được ngăn bằng những bức dậu thấp với hàng chục loại cây dược, có loại thu cành, có loại lấy cả củ rễ, có loại lại chỉ cắt tỉa từng phiến lá.Nghề hái thuốc nghe qua có vẻ tao nhã an nhàn, nhưng thực tế lại cực khổ dầm mưa dãi nắng, tỉ mẩn dày công những thu nhập lại không cao. Những cây thuốc quý khó trồng đã không nói, sáng sớm đã phải lên rừng xuống núi thu nhập cây thuốc, chiều tối lại gánh hàng thuốc đi chợ bán, bận rộn suốt năm suốt tháng nhưng đồng tiền kiếm được không là bao, thêm vào đó là sự phát triển của các loại thuốc Tây đa dạng tiện lợi ngày nay đã làm cho cái nghề trồng thuốc nam truyền thống của làng dần dà mất đi vị thế. Cứ đúng dịp 13-15 âm lịch, Nam Đại Yên lại tổ chức hội làng linh đình, con cháu tề tựu đông đủ, cúng bái thành hoàng, tưởng nhớ công lao vĩ đại của Ngọc Hoa công chúa cũng như âm thầm nhắc nhở thế hệ sau tiếp tục gìn giữ cái nghề truyền thống tôn quý này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét