Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Ô Quan Chưởng in đậm dấu ấn lịch sử Hà Nội xưa

Ô Quan Chưởng được coi như ô cửa duy nhất còn sót lại của kinh thành Thăng Long, của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, in đậm dấu ấn lịch sử của một Hà Nội xa xưa. Cửa ô Quan Chưởng vừa là dấu tích vừa là một bằng chứng chứng minh tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta trong việc chống giặc ngoại xâm và gìn giữ di sản văn hóa dân tộc. Và nếu bạn có dịp ghé qua Hà Nội đừng bỏ lỡ cơ hội tới đây thăm thú, taxi airport hân hạnh làm cầu nối giúp bạn tới đây nhanh nhất, thuận tiện nhất với giá cả hợp lí.

Theo sử sách ghi lại, vào đời vua Lê Hiến Tông (1740 -1786) niên hiệu Cảnh Hưng, kinh thành Thăng Long có mười sáu cửa ô. Đến thế kỷ 20, trên sách báo chỉ còn nhắc đến tên của năm cửa ô, đó là: ô Cầu Giấy, ô Cầu Dền, ô Chợ Dừa, ô Đống Mác và ô Quan Chưởng. Ô Quan Chưởng thuộc phường Đông Hà, xây dựng từ khoảng năm 1749 đến năm 1817. Theo ghi chép lại ô có tên Quan Chưởng nhằm lưu lại chiến tích anh hùng của binh lính nhà Nguyễn cùng viên Chưởng cơ đã anh dũng chiến đấu chống thực dân Pháp. 

Cửa ô Quan Chưởng được thiết kế theo kiểu vọng lâu - một kiểu kiến trúc đặc trưng thời Nhà Nguyễn, có mặt trước hướng về phố Ô Quan Chưởng (tức phố Rue des Nattes en Joncs (Phố Hàng Chiếu Cói) - một con phố thời thuộc Pháp. Đây là nơi tập trung buôn bán chiếu cói, sản phẩm của những vùng ven biển như: Ninh Bình,Thái Bình, Nam Định, được người ta đưa lên Thăng Long – Hà Nội bằng đường sông), hướng về sông Hồng và phía đông, mặt sau hướng về phố Hàng Chiếu kéo dài và phía tây, bao gồm 2 tầng:

Tầng dưới có 3 cửa, một cửa nằm chính giữa, cao và rộng khoảng 3m, hai cửa phụ nằm ở hai bên, rộng khoảng 1.65m, cao 2.5m. Cả ba cửa đều được thiết kế theo kiểu vòm cuốn.

Tầng trên có vọng lâu 4 mái, thu nhỏ ngay tại vị trí phía trên nóc cửa chính, xung quanh có lan can trang trí các hình lục lăng, tứ giác, hoa thị. Ngày xưa, lính tuần thường đứng trên vọng lâu để quan sát xung quanh. Giữa phần trên nóc cửa chính và vọng lâu là một khung hình chữ nhật (cao gần 1m, rộng khoảng 3m), ở mặt trước có đắp nổi ba chữ Hán bằng mảnh sứ màu xanh:” Đông Hà Môn”.
Nguyên liệu dùng để xây cửa ô Quan Chưởng là gạch vồ, đá, có kích thước khá lớn, tương tự như loại gạch dùng để xây tường ở Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Tuy nay, ô Quan Chưởng không phải là điểm du lịch tham quan Hà Nội nổi tiếng và đón nhiều khách tham quan trong nước và quốc tế nhưng là dấu ấn lịch sử, ghi đậm phong thái và chiến tích anh hùng thời xưa. Trải qua bao thăng trầm, ô Quan Chưởng vẫn là một chứng nhân lịch sử tuyệt đối nhất của đất nước ta luôn luôn biến đổi. Cửa ô Quan Chưởng vừa là dấu tích vừa là một bằng chứng chứng minh tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta trong việc chống giặc ngoại xâm và gìn giữ di sản văn hóa dân tộc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét