Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Đến Hà Nội nhất định phải ghé qua Hồ Gươm một lần

Nếu nói Văn Miếu – Quốc Tử Giám là di tích lịch sử văn hoá hàng đầu ở đất Hà Thành thì Hồ Hoàn Kiến – Đền Ngọc Sơn là danh thắng tự nhiên hàng đầu. Cả hai điểm du lịch này đều là những danh thắng bậc nhất của mảnh đất Tràng An.Đi qua biết bao biến động thăng trầm lịch sử, Hồ Hoàn Kiếm hiện nay thường được nhắc đến như một biểu tượng của Hà Nội vậy. Giống như Tháp Eiffel của Paris, Tháp Nghiêng Pisa tại Ý, tượng Nữ thần Tự Do của Mỹ,… Và nếu bạn có dịp ghé qua Hà Nội đừng bỏ lỡ cơ hội tới đây thăm thú, taxi đi nội bài giá rẻ hân hạnh làm cầu nối giúp bạn tới đây nhanh nhất, thuận tiện nhất với giá cả hợp lí.

Nhắc tới Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, người ta nghĩ ngay đến như một nhân chứng có thật về lịch sử kinh thành Thăng Long. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh)… Đến thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng: Khi Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ về đóng đô ở Thăng Long. Trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thủy, bỗng một cụ rùa lớn xuất hiện. Lê Thái Tổ giơ gươm ra thì gươm bay về phía cụ rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thủy có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm….

Đi qua biết bao biến động thăng trầm lịch sử, Hồ Hoàn Kiếm hiện nay thường được nhắc đến như một biểu tượng của Hà Nội vậy. Giống như Tháp Eiffel của Paris, Tháp Nghiêng Pisa tại Ý, tượng Nữ thần Tự Do của Mỹ,… Hồ Hoàn Kiếm thực là một chứng nhân đi cùng năm tháng, hào hùng qua từng câu chuyện truyền thuyết được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác

Bên cạnh đó, xung quanh Hồ Gươm còn có rất nhiều di tịch nổi tiếng khác càng làm tăng thêm giá trị cổ kính trong đó nổi bật lên có: Cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn, Tháp Bút, Đền bà Kiệu, Đền vua Lê Thái Tổ, Tháp Hoà Phong….. Ngoài ra, đến đây quý khách còn có cơ hội thưởng ngoạn và hít thở không khí trong lành vì xung quanh hồ là một không gian xanh vì vậy mà Hồ được ví như “lẵng hoa giữa lòng thành phố” … Mặt nước hồ là tấm gương lớn soi bóng la đà những cây cổ thụ, những rặng liễu thướt tha tóc rủ, những mái đền, chùa cổ kính, tháp cũ rêu phong, các toà nhà mới cao tầng vươn lên trời xanh…. Chính vì thế mà những du khách thập phương mỗi khi đến đây thường mang về cho mình rất nhiều bức hình lưu niệm đẹp.

Cho đến bay giờ, Hồ Hoàn Kiếm mỗi sáng là hình ảnh những người trung tuổi hoặc những người già cùng nhau tập thể dục, đi dạo quanh hồ. Buổi chiều, Hồ Hoàn Kiếm lại ấm áp với những nụ cười hạnh phúc của gia đình đưa nhau đi chơi, những cô bé, cậu bé tíu tít với vài quả bóng bay màu sắc rực rỡ. Phố xá lên đèn rộn ràng khiến không gian quanh hồ đã lung linh lại thêm lấp lánh. Đấu đó, xung quanh hồ, là làn khói thuốc, khói của cốc trà nóng hay ly café trứng sóng sánh lan tỏa. Chính vì vậy nơi đây luôn là một điểm thăm quan du lịch tại Hà Nội được nhiều người nhắc đến.

Ô Quan Chưởng in đậm dấu ấn lịch sử Hà Nội xưa

Ô Quan Chưởng được coi như ô cửa duy nhất còn sót lại của kinh thành Thăng Long, của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, in đậm dấu ấn lịch sử của một Hà Nội xa xưa. Cửa ô Quan Chưởng vừa là dấu tích vừa là một bằng chứng chứng minh tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta trong việc chống giặc ngoại xâm và gìn giữ di sản văn hóa dân tộc. Và nếu bạn có dịp ghé qua Hà Nội đừng bỏ lỡ cơ hội tới đây thăm thú, taxi airport hân hạnh làm cầu nối giúp bạn tới đây nhanh nhất, thuận tiện nhất với giá cả hợp lí.

Theo sử sách ghi lại, vào đời vua Lê Hiến Tông (1740 -1786) niên hiệu Cảnh Hưng, kinh thành Thăng Long có mười sáu cửa ô. Đến thế kỷ 20, trên sách báo chỉ còn nhắc đến tên của năm cửa ô, đó là: ô Cầu Giấy, ô Cầu Dền, ô Chợ Dừa, ô Đống Mác và ô Quan Chưởng. Ô Quan Chưởng thuộc phường Đông Hà, xây dựng từ khoảng năm 1749 đến năm 1817. Theo ghi chép lại ô có tên Quan Chưởng nhằm lưu lại chiến tích anh hùng của binh lính nhà Nguyễn cùng viên Chưởng cơ đã anh dũng chiến đấu chống thực dân Pháp. 

Cửa ô Quan Chưởng được thiết kế theo kiểu vọng lâu - một kiểu kiến trúc đặc trưng thời Nhà Nguyễn, có mặt trước hướng về phố Ô Quan Chưởng (tức phố Rue des Nattes en Joncs (Phố Hàng Chiếu Cói) - một con phố thời thuộc Pháp. Đây là nơi tập trung buôn bán chiếu cói, sản phẩm của những vùng ven biển như: Ninh Bình,Thái Bình, Nam Định, được người ta đưa lên Thăng Long – Hà Nội bằng đường sông), hướng về sông Hồng và phía đông, mặt sau hướng về phố Hàng Chiếu kéo dài và phía tây, bao gồm 2 tầng:

Tầng dưới có 3 cửa, một cửa nằm chính giữa, cao và rộng khoảng 3m, hai cửa phụ nằm ở hai bên, rộng khoảng 1.65m, cao 2.5m. Cả ba cửa đều được thiết kế theo kiểu vòm cuốn.

Tầng trên có vọng lâu 4 mái, thu nhỏ ngay tại vị trí phía trên nóc cửa chính, xung quanh có lan can trang trí các hình lục lăng, tứ giác, hoa thị. Ngày xưa, lính tuần thường đứng trên vọng lâu để quan sát xung quanh. Giữa phần trên nóc cửa chính và vọng lâu là một khung hình chữ nhật (cao gần 1m, rộng khoảng 3m), ở mặt trước có đắp nổi ba chữ Hán bằng mảnh sứ màu xanh:” Đông Hà Môn”.
Nguyên liệu dùng để xây cửa ô Quan Chưởng là gạch vồ, đá, có kích thước khá lớn, tương tự như loại gạch dùng để xây tường ở Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Tuy nay, ô Quan Chưởng không phải là điểm du lịch tham quan Hà Nội nổi tiếng và đón nhiều khách tham quan trong nước và quốc tế nhưng là dấu ấn lịch sử, ghi đậm phong thái và chiến tích anh hùng thời xưa. Trải qua bao thăng trầm, ô Quan Chưởng vẫn là một chứng nhân lịch sử tuyệt đối nhất của đất nước ta luôn luôn biến đổi. Cửa ô Quan Chưởng vừa là dấu tích vừa là một bằng chứng chứng minh tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta trong việc chống giặc ngoại xâm và gìn giữ di sản văn hóa dân tộc.

Về thăm ngôi làng nhỏ yên bình Nam Đại Yên

Mảnh đất thủ đô cố kính nghìn năm từ lâu đã nổi tiếng với nét văn hóa thuần Việt cùng với những làng nghề truyền thống vang bóng một thời. Trong đó phải kể đến Nam Đại Yên – làng thuốc nức tiếng trong “Thập Tam Trại” và là điểm du lịch Hà Nội thu hút lượng lớn khách tham quan hàng năm. Nếu ghé qua Hà Nội đừng quên dừng chân tại làng Nam Đại Yên nhỏ bé bình yên với những mảnh vườn cây dược nối tiếp, những thầy thuốc dân gian cần mẫn chăm chỉ cùng hình ảnh làng quê đẹp thanh bình hiếm có giữa lòng thành phố phồn hoa này, taxi nội bài hân hạnh làm cầu nối giúp bạn tới đây nhanh nhất, thuận tiện nhất với giá cả hợp lí.

Làng Đại Yên (phường Ngọc Hà – Hà Nội) xưa từng được biết đến như một vựa trồng thuốc nam lớn nhất chốn kinh kỳ. Nghề trồng thuốc nam phổ biến đến mức, ở đâu có chợ thì ở đó có người Đại Yên bán thuốc. Bất giác giật mình khi nghe các vị cao niên trong làng "khoe” vựa thuốc đến nay cũng ngót cả ngàn tuổi. 

Nằm yên bình trong con ngõ 173 đường Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội, làng  Nam Đại Yên từ ngàn năm nay đã được biết đến với nghề truyền thống trồng cây thuốc Nam và là vựa thuốc cung cấp cho Viện Y Học Cổ Truyền, Đại học Dược Hà Nội, các chợ Cửa Nam, Đồng Xuân, phố Thuốc Bắc và vùng Đồng bằng Bắc Bộ. 

Về lịch sử hình thành nên Nam Đại Yên, sử làng có ghi, vào thời nhà Lý thế kỉ XI, một cô gái tên là Trần Ngọc Tường mới 9 tuổi, rất giỏi chữa bệnh bằng các loại lá cây. Quân lính của Lý Thường Kiệt qua đây bị mắc bệnh đều được cô chữa giúp. Nhờ đó, quân ta đã đánh thắng giặc. Ngọc Tường được nhà vua triệu vào cung và phong làm Ngọc Hoa công chúa, nhưng vì nhớ mẹ nên cô đã quay trở lại làng Đại Bi (Đại Yên ngày nay) và truyền nghề thuốc cho dân. Qua năm tháng làng nhỏ phát triển trở thành Nam Đại Yên danh nổi như cồn trong 13 trại cổ Thăng Long. 

Là một ngôi làng nhỏ với những đoạn đường hẹp, không gian Nam Đại Yên tràn ngập cảnh sắc thanh bình và thoang thoảng mùi thuốc nam thơm thơm cay cay vương vấn xung quanh, xa xa là những vườn thuốc san sát kề nhau được ngăn bằng những bức dậu thấp với hàng chục loại cây dược, có loại thu cành, có loại lấy cả củ rễ, có loại lại chỉ cắt tỉa từng phiến lá.Nghề hái thuốc nghe qua có vẻ tao nhã an nhàn, nhưng thực tế lại cực khổ dầm mưa dãi nắng, tỉ mẩn dày công những thu nhập lại không cao. Những cây thuốc quý khó trồng đã không nói, sáng sớm đã phải lên rừng xuống núi thu nhập cây thuốc, chiều tối lại gánh hàng thuốc đi chợ bán, bận rộn suốt năm suốt tháng nhưng đồng tiền kiếm được không là bao, thêm vào đó là sự phát triển của các loại thuốc Tây đa dạng tiện lợi ngày nay đã làm cho cái nghề trồng thuốc nam truyền thống của làng dần dà mất đi vị thế. Cứ đúng dịp 13-15 âm lịch, Nam Đại Yên lại tổ chức hội làng linh đình, con cháu tề tựu đông đủ, cúng bái thành hoàng, tưởng nhớ công lao vĩ đại của Ngọc Hoa công chúa cũng như âm thầm nhắc nhở thế hệ sau tiếp tục gìn giữ cái nghề truyền thống tôn quý này.

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Muôn sắc áo dài phố Lương Văn Can

Áo dài phố cổ Lương Văn Can là một trong những điểm du lịch Hà Nội khá nổi tiếng, có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách thập phương bởi những tà áo dài tha thướt. Ở đây, du khách không chỉ có thể may những chiếc áo dài truyền thống Việt Nam thật đẹp, thật vừa vặn đúng ý mình, còn cò dịp nghe kể những câu chuyện thú vị đặc biệt nhất liên quan đến chiếc áo dài mà có lẽ chỉ có ở con phố dài gần 1km này mới có. Nếu bạn có cơ hội ghé chơi Hà Nội thì taxi airport xin được hân hạnh giúp bạn tới đây nhanh nhất, an toàn nhất, chi phí hợp lí nhất với dịch vụ taxi sân bay, thuê taxi .

Áo dài truyền thống Việt Nam vốn đã là một sản phẩm mang tinh túy hồn Việt, là một trong những biểu tượng của văn hóa truyền thống có xuất phát điểm từ khá lâu đời, dưới tay nghề vô cùng khéo léo của những người thợ may tài hoa, áo dài ở phố Lương Văn Can nói riêng và nhiều phố áo dài khác đã trở thành điểm nhấn làm cho văn hóa Việt được chú ý càng nhiều trên thế giới.

Lại nói về áo dài phố cổ Lương Văn Can, được cho là đã hình thành cả trăm năm, phố này có rất nhiều người thợ “cha truyền con nối”, những thế hệ kế tiếp nhau đã gắn bó với nghề may áo dài như gắn với hơi thở của mình, có những người chạm tay vào nghề khi mới còn đang ở độ tuổi lên 8 lên 10. Nói về tổ nghề, bất cứ ai ở đây cũng có thể kể cho bạn nghe với niềm tự hào về Bà Nguyễn Thị Sen, người làng Trạch Xá, là thứ phi của vua thời xưa. Bà là người rất khéo léo, đã học may ở trong cung, sau đó truyền dạy cho dân làng. Cho đến bây giờ, tồn tại với phố áo dài Lương Văn Can này, hãy còn khá nhiều câu chuyện đầy lý thú, những giai thoại thật ấn tượng về nghề may, về những người thợ đã có vinh hạnh may áo cho vua quan. Có thể nói rằng, trong số các khu vực may áo dài có những điểm nhấn và những câu chuyện đặc biệt đượm màu thời gian như thế này, có lẽ chỉ có ở phố cổ Lương Văn Can – cái tên bình thường, được đặt theo tên nhà nho yêu nước Lương Văn Can thuở trước. Đến với con phố này, hẳn du khách cũng không khỏi thắc mắc với những hiệu may đều gắn với chữ Trạch như Đức Trạch, Phương Trạch, An Trạch,…mà không phải là những cái tên mỹ miều. Một chữ Trạch như để tưởng nhớ đến vị tổ nghề và chữ Trạch để khẳng định cái đặc trưng riêng biệt như của một làng nghề tồn tại ở Hà thành đã cả trăm năm.

Trong con mắt của nhiều người nước ngoài, phố Lương Văn Can, chạy dài 1km trong khu phố cổ còn giữ nguyên vẻ trầm mặc, cổ kính và quý phái, là địa chỉ phù hợp để đặt may áo dài cho mình cũng như những người thân, với những nhà may nổi tiếng như Vinh Trạch, Phúc Trạch, Tân Trạch, Vĩnh Trạch.

Ngày nay, đôi khi không cần nhờ đến sự tổ chức hay hướng dẫn của các công ty tổ chức du lịch, du khách cả trong nước lẫn nước ngoài đều có thể tự tìm đến Áo dài phố cổ Lương Văn Can để khám phá, tham quan. Ở đây, du khách không chỉ có thể may những chiếc áo dài truyền thống Việt Nam thật đẹp, thật vừa vặn đúng ý mình, còn cò dịp nghe kể những câu chuyện thú vị đặc biệt nhất liên quan đến chiếc áo dài mà có lẽ chỉ có ở con phố dài gần 1km này mới có.

Về làng Kim Hoàng thăm lại nét văn hóa xưa của người Việt

Nếu có dịp đi Hà Nội, bạn hãy dành thời gian ghé làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức để thăm làng tranh Kim Hoàng một lần. Chắc chắn, cơ hội thưởng lãm tranh, biết về tranh và cùng giao lưu trò chuyện với nghệ nhân, sẽ làm cho bạn thêm yêu quý dòng tranh dân gian giản dị nhưng khá độc đáo và giá trị trong văn hóa dân tộc mình. Nếu bạn có cơ hội ghé chơi Hà Nội thì taxi nội bài xin được hân hạnh giúp bạn tới đây nhanh nhất, an toàn nhất, chi phí hợp lí nhất với dịch vụ taxi sân bay, thuê taxi .

Làng Kim Hoàng từ lâu đã trở thành điểm du lịch Hà Nội hấp dẫn du khách cả trong và ngoài nước. Nổi tiếng về tranh dân gian Việt Nam từ thế kỉ 18 đến thế kỉ 19, Làng tranh Kim Hoàng vẫn duy trì nghề tranh thủ công truyền thống cho đến tận ngày nay bởi tình yêu nghề của các nghệ nhân nơi đây.
Tranh Kim Hoàng được in trên nền giấy đỏ, hồng điều hoặc giấy vàng tàu tạo một vẻ đẹp rất riêng. Người nghệ nhân sử dụng một bản khắc để in nét đen lên giấy rồi dựa vào đó mà tự do chấm phá màu sắc theo cảm xúc riêng cá nhân. Vì thế, mỗi bức tranh có một diện mạo riêng, thể hiện sự phóng khoáng, sáng tạo của người nghệ nhân.

Tranh Kim Hoàng cũng đủ loại tranh thờ cúng, chúc tụng như một số dòng tranh khác cùng thời (Đông Hồ, Hàng Trống). Nhưng tranh Kim Hoàng lại kết hợp nhiều ưu điểm của hai dòng tranh đó. Tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc tươi như tranh Hàng Trống. Về màu, tranh Kim Hoàng dùng mực tàu, trắng là thạch cao, phấn; chàm, xanh chàm từ mực tàu hoà với nước chàm và các màu hoá học.

Tương truyền rằng, dòng họ làm tranh đầu tiên là dòng họ Nguyễn Sĩ, người Thanh Hóa theo mẹ ra Thăng Long rồi lập nghiệp ở Làng Kim Hoàng. Cái tên của làng là sự hợp nhất của 2 làng Kim Bảng và Hoàng Bảng mà thành. Làng Lim Hoàng nổi tiếng có dòng tranh đỏ cùng với dòng tranh điệp Đông Hồ, dòng tranh Hàng Trống được xem là 3 dòng tranh dân gian lâu đời ở Việt Nam. Tới đây, du khách sẽ được chứng kiến người dân làm tranh lúc nào cũng mang một tâm trạng khá thoải mái, tranh được làm ra rất đa dạng và phong phú bởi tình yêu nghề cùng truyền thống lâu đời của tổ tiên truyền lại. Chính điều này đã tạo nên một dòng tranh xuất sắc, độc đáo và rất riêng của người Kim Hoàng. Những nét khắc trên tranh Kim Hoàng rất thanh mảnh, tỉ mỉ, màu sắc lại tươi tắn. Có được điều này là do tranh Kim Hoàng sử dụng các màu có nguồn gốc tự nhiên như màu trắng từ thạch cao, màu đỏ từ son, xanh từ gỉ đồng, đen từ tro, vàng từ hoa dành dành. Hơn nữa để bức tranh có được màu đỏ rực rỡ, người nghệ nhân thường dùng những bản khắc bằng gỗ thị, gỗ mít với những nét khắc tinh xảo và kĩ thuật in ngửa ván tài tình.

Những người nghệ nhân làm tranh ở Kim Hoàng đều xuất phát từ tầng lớp nông dân, vì vậy những đề tài trên tranh được họ lấy từ chính cuộc sống mộc mạc, giản dị, quen thuộc, nên dễ đi vào lòng người, làm cho khách thưởng lãm có cảm giác như trở lại tuổi ấu thơ, trở về với dĩ vãng xa xôi. Trong tranh là con trâu, con bò, lợn, gà; là đời sống làng quê, cảnh ngày Tết, ông Công, ông Táo,…Trên những bức tranh của họ không chỉ có hình ảnh, mà có những câu thơ chữ Hán được viết theo lối chữ thảo phía trên góc trái bức tranh. Điều này đã tạo sự khác biệt cho dòng tranh Kim Hoàng, mà dòng tranh khác không hề có. Cả thơ và hình vẽ được thể hiện trong một bức tranh tạo nên một chỉnh thể hài hòa, chặt chẽ. Có được điều này là do các nghệ nhân không chỉ biết thông thạo chữ Hán, mà phải có tầm hiểu biết nhất định để thể hiện được cái tài hoa lên tranh.

Thú vị ghé thăm làng nuôi rắn Lệ Mật

Đến thăm quan Hà Nội chắc hẳn khó có thể không cảm thấy tò mò khi nghe tới làng Lệ Mật một làng nổi tiếng với nghề săn bắt rắn, chăn nuôi và chế biến đặc sản thịt rắn. Nếu ai  đã từng nếm thử qua món chả rắn thơm giòn hoặc là người ưa khám phá thì làng cổ Lệ Mật sẽ là một lựa chọn vô cùng thú vị cho chuyến đi của bạn. Nếu bạn có cơ hội ghé chơi Hà Nội thì taxi đi nội bài giá rẻ và ngược lại xin được hân hạnh giúp bạn tới đây nhanh nhất, an toàn nhất, chi phí hợp lí nhất với dịch vụ taxi sân bay, thuê taxi .

Nhắc đến ẩm thực Hà Nội, có lẽ không thể thiếu món thịt rắn đậm đà, do chính người dân làng Lệ Mật chế biến, thực khách thử một lần sẽ nhớ mãi không quên. Ngoài việc kinh doanh món ăn từ thịt rắn, Làng Lệ Mật cũng điều chế nhiều loại thuốc tốt từ những thành phần khác như mỡ rắn dùng để bôi vết thương; mật rắn có công dụng giảm cân, giảm ho; nọc rắn dùng để chữa động kinh, hen phế quản, rong huyết và rượu rắn là thuốc bổ gân cốt, chữa thấp khớp. Vậy nên, nếu có dịp đến Lệ Mật, du khách không chỉ được thưởng thức thịt rắn, mà còn có thể mua nhiều sản phẩm chế biến từ rắn để làm quà cho chuyến tham quan đầy thú vị của mình.

Hiện nay trong làng đã có hơn 100 hộ gia đình theo nghề nuôi rắn, hàng trăm nhà hàng và quán ăn kinh doanh món thịt rắn gia truyền. Ngoài ra, tại làng Lệ Mật cũng có nhiều hoạt động văn hoá và lễ hội về rắn được tổ chức long trọng mỗi năm. Làng Lệ Mật hiện đã được mệnh danh là trung tâm giao dịch về rắn của khu vực miền bắc nói riêng, và là làng rắn nổi tiếng nhất của cả nước ta nói chung.

Nhắc đến làng Lệ Mật, người ta thường nhắc đến Thành Hoàng –  một chàng trai họ Hoàng, người dũng sỹ đã có công đưa người dân trong làng đi khai hoang và lập nên khu Thập Tam Trại, gồm 13 làng nghề nằm ở khu ngoại ô phía tây Hà Nội. Thập Tam Trại do người dân Lệ Mật khai phá và mở rộng làm ăn đã trở thành nguồn cung cấp nhu yếu phẩm chính cho kinh thành Thăng Long vào thời vua Lý Nhân Tông. Cho đến nay, Thập Tam Trại đã có nhiều thay đổi, Làng Lệ Mật cũng thế nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống vốn có. Khi du lịch phát triển thì Làng trở thành một trong những điểm tham quan rất hấp dẫn với du khách thập phương, bởi những nét đặc trưng hiếm có.